Nguồn gốc của bùn Sự_cố_nhà_máy_alumin_Ajka

Bùn đỏ trong sự cố này là phế thải từ quá trình Bayer (hay gọi là công nghệ Bayer) trong đó bauxite được tinh luyện thành alumina, một dạng của nhôm oxide. Bùn chứa chủ yếu các hợp chất phi nhôm lẫn trong quặng bauxite được thải ra từ quá trình tinh luyện bauxite; màu đỏ đặc trưng của nó là do thành phần chính sắt III oxide hiđrát ở trong bùn, nhưng ngoài ra còn có các hợp chất khác.[3] Chất bùn ban đầu có tính kiềm (alkaline) cao khi được thải ra, sẽ được dẫn vào một hồ thoáng lộ thiên; và người ta cho rằng có khoảng 30 triệu tấn bùn đỏ được chứa trong khu vực của nhà máy Ajkai Timföldgyár.[4]Theo thông cáo báo chí của MAL (công ty quản lý nhà máy này), tỉ lệ phần trăm các hợp chất hóa học chứa trong bùn đỏ như sau:[5]

Oxide kim loạiTỷ lệGhi chú
Fe2O3 (sắt(III) oxide)40–45%Làm cho bùn có màu đỏ
Al2O3 (nhôm oxide)10–15%Nhôm ô xit chưa được tách ra
SiO2 (silic đioxide)10–15%Biểu hiện như natri- hay calci-alumino-silicát
CaO (calci oxide)  6–10 %
TiO2 (titan oxide)  4–5 %
Na2O (natri oxide dính)  5–6 %gây ra tính kiềm (alkaline-pH) cao và là chất hóa học dễ cháy

Không giống như nhiều phế thải từ các mỏ, bùn đỏ không chứa tỷ lệ cao các kim loại nặng, mặc dù tỉ lệ này vẫn cao gấp 7 lần so với đất thông thường.[6] Các phân tích bùn đỏ tại Kolontár đại diện cho tổ chức Hòa bình xanh cho thấy mức độ chromium 660 mg/kg, arsenic 110 mg/kg và thủy ngân 1.2 mg/kg.[7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_cố_nhà_máy_alumin_Ajka http://www.ajc.com/business/sludge-hit-hungarian-v... http://abcnews.go.com/WNT/video/tsunami-sludge-hun... http://www.nytimes.com/2010/10/12/world/europe/12h... http://www.reuters.com/article/idUSLDE6951Q3201010... http://www.actmedia.eu/2010/10/13/top+story/compan... http://ec.europa.eu/commission_2010-2014/georgieva... http://redsludge.bm.hu/?p=59#more-59 http://www.katasztrofavedelem.hu/index2.php?pageid... http://english.mal.hu/engine.aspx?page=showcontent... http://mti.hu/cikk/2010/10/05/az_allamtitkar_felfu...